Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2012

WHAT THE OLD MAN DOES IS ALWAYS RIGHT - ÔNG GIÀ LÀM GÌ CŨNG ĐÚNG

WILL tell you a story that was told me when I was a little boy. Every time I thought of this story, it seemed to me more and more charming; for it is with stories as it is with many people—they become better as they grow older.


I have no doubt that you have been in the country, and seen a very old farmhouse, with a thatched roof, and mosses and small plants growing wild upon it. There is a stork’s nest on the ridge of the gable, for we cannot do without the stork. The walls of the house are sloping, and the windows are low, and only one of the latter is made to open. The baking-oven sticks out of the wall like a great knob. An elder-tree hangs over the palings; and beneath its branches, at the foot of the paling, is a pool of water, in which a few ducks are disporting themselves. There is a yard-dog too, who barks at all corners. Just such a farmhouse as this stood in a country lane; and in it dwelt an old couple, a peasantto the fair.”

 and his wife. Small as their possessions were, they had one article they could not do without, and that was a horse, which contrived to live upon the grass which it found by the side of the high road. The old peasant rode into the town upon this horse, and his neighbors often borrowed it of him, and paid for the loan of it by rendering some service to the old couple. After a time they thought it would be as well to sell the horse, or exchange it for something which might be more useful to them. But what might this something be?




“You’ll know best, old man,” said the wife. “It is fair-day to-day; so ride into town, and get rid of the horse for money, or make a good exchange; whichever you do will be right to me, so ride

And she fastened his neckerchief for him; for she could do that better than he could, and she could also tie it very prettily in a double bow. She also smoothed his hat round and round with the palm of her hand, and gave him a kiss. Then he rode away upon the horse that was to be sold or bartered for something else. Yes, the old man knew what he was about. The sun shone with great heat, and not a cloud was to be seen in the sky. The road was very dusty; for a number of people, all going to the fair, were driving, riding, or walking upon it. There was no shelter anywhere from the hot sunshine. Among the rest a man came trudging along, and driving a cow to the fair. The cow was as beautiful a creature as any cow could be.


“She gives good milk, I am certain,” said the peasant to himself. “That would be a very good exchange: the cow for the horse. Hallo there! you with the cow,” he said. “I tell you what; I dare say a horse is of more value than a cow; but I don’t care for that,—a cow will be more useful to me; so, if you like, we’ll exchange.”


“To be sure I will,” said the man.


Accordingly the exchange was made; and as the matter was settled, the peasant might have turned back; for he had done the business he came to do. But, having made up his mind to go to the fair, he determined to do so, if only to have a look at it; so on he went to the town with his cow. Leading the animal, he strode on sturdily, and, after a short time, overtook a man who was driving a sheep. It was a good fat sheep, with a fine fleece on its back.


“I should like to have that fellow,” said the peasant to himself. “There is plenty of grass for him by our palings, and in the winter we could keep him in the room with us. Perhaps it would be more profitable to have a sheep than a cow. Shall I exchange?”


The man with the sheep was quite ready, and the bargain was quickly made. And then our peasant continued his way on the high-road with his sheep. Soon after this, he overtook another man, who had come into the road from a field, and was carrying a large goose under his arm.


“What a heavy creature you have there!” said the peasant; “it has plenty of feathers and plenty of fat, and would look well tied to a string, or paddling in the water at our place. That would be very useful to my old woman; she could make all sorts of profits out of it. How often she has said, ‘If now we only had a goose!’ Now here is an opportunity, and, if possible, I will get it for her. Shall we exchange? I will give you my sheep for your goose, and thanks into the bargain.”


The other had not the least objection, and accordingly the exchange was made, and our peasant became possessor of the goose. By this time he had arrived very near the town. The crowd on the high road had been gradually increasing, and there was quite a rush of men and cattle. The cattle walked on the path and by the palings, and at the turnpike-gate they even walked into the toll-keeper’s potato-field, where one fowl was strutting about with a string tied to its leg, for fear it should take fright at the crowd, and run away and get lost. The tail-feathers of the fowl were very short, and it winked with both its eyes, and looked very cunning, as it said “Cluck, cluck.” What were the thoughts of the fowl as it said this I cannot tell you; but directly our good man saw it, he thought, “Why that’s the finest fowl I ever saw in my life; it’s finer than our parson’s brood hen, upon my word. I should like to have that fowl. Fowls can always pick up a few grains that lie about, and almost keep themselves. I think it would be a good exchange if I could get it for my goose. Shall we exchange?” he asked the toll-keeper.


“Exchange,” repeated the man; “well, it would not be a bad thing.”


And so they made an exchange,—the toll-keeper at the turnpike-gate kept the goose, and the peasant carried off the fowl. Now he had really done a great deal of business on his way to the fair, and he was hot and tired. He wanted something to eat, and a glass of ale to refresh himself; so he turned his steps to an inn. He was just about to enter when the ostler came out, and they met at the door. The ostler was carrying a sack. “What have you in that sack?” asked the peasant.


“Rotten apples,” answered the ostler; “a whole sackful of them. They will do to feed the pigs with.”


“Why that will be terrible waste,” he replied; “I should like to take them home to my old woman. Last year the old apple-tree by the grass-plot only bore one apple, and we kept it in the cupboard till it was quite withered and rotten. It was always property, my old woman said; and here she would see a great deal of property—a whole sackful; I should like to show them to her.”


“What will you give me for the sackful?” asked the ostler.


“What will I give? Well, I will give you my fowl in exchange.”


So he gave up the fowl, and received the apples, which he carried into the inn parlor. He leaned the sack carefully against the stove, and then went to the table. But the stove was hot, and he had not thought of that. Many guests were present—horse dealers, cattle drovers, and two Englishmen. The Englishmen were so rich that their pockets quite bulged out and seemed ready to burst; and they could bet too, as you shall hear. “Hiss-s-s, hiss-s-s.” What could that be by the stove? The apples were beginning to roast. “What is that?” asked one.


“Why, do you know”—said our peasant. And then he told them the whole story of the horse, which he had exchanged for a cow, and all the rest of it, down to the apples.


“Well, your old woman will give it you well when you get home,” said one of the Englishmen. “Won’t there be a noise?”


“What! Give me what?” said the peasant. “Why, she will kiss me, and say, ‘what the old man does is always right.’”


“Let us lay a wager on it,” said the Englishmen. “We’ll wager you a ton of coined gold, a hundred pounds to the hundred-weight.”


“No; a bushel will be enough,” replied the peasant. “I can only set a bushel of apples against it, and I’ll throw myself and my old woman into the bargain; that will pile up the measure, I fancy.”


“Done! taken!” and so the bet was made.


Then the landlord’s coach came to the door, and the two Englishmen and the peasant got in, and away they drove, and soon arrived and stopped at the peasant’s hut. “Good evening, old woman.” “Good evening, old man.” “I’ve made the exchange.”


“Ah, well, you understand what you’re about,” said the woman. Then she embraced him, and paid no attention to the strangers, nor did she notice the sack.


“I got a cow in exchange for the horse.”


“Thank Heaven,” said she. “Now we shall have plenty of milk, and butter, and cheese on the table. That was a capital exchange.”


“Yes, but I changed the cow for a sheep.”


“Ah, better still!” cried the wife. “You always think of everything; we have just enough pasture for a sheep. Ewe’s milk and cheese, woollen jackets and stockings! The cow could not give all these, and her hair only falls off. How you think of everything!”


“But I changed away the sheep for a goose.”


“Then we shall have roast goose to eat this year. You dear old man, you are always thinking of something to please me. This is delightful. We can let the goose walk about with a string tied to her leg, so she will be fatter still before we roast her.”


“But I gave away the goose for a fowl.”


“A fowl! Well, that was a good exchange,” replied the woman. “The fowl will lay eggs and hatch them, and we shall have chickens; we shall soon have a poultry-yard. Oh, this is just what I was wishing for.”


“Yes, but I exchanged the fowl for a sack of shrivelled apples.”


“What! I really must give you a kiss for that!” exclaimed the wife. “My dear, good husband, now I’ll tell you something. Do you know, almost as soon as you left me this morning, I began to think of what I could give you nice for supper this evening, and then I thought of fried eggs and bacon, with sweet herbs; I had eggs and bacon, but I wanted the herbs; so I went over to the schoolmaster’s: I knew they had plenty of herbs, but the schoolmistress is very mean, although she can smile so sweetly. I begged her to lend me a handful of herbs. ‘Lend!’ she exclaimed, ‘I have nothing to lend; nothing at all grows in our garden, not even a shrivelled apple; I could not even lend you a shrivelled apple, my dear woman.’ But now I can lend her ten, or a whole sackful, which I’m very glad of; it makes me laugh to think about it;” and then she gave him a hearty kiss.


“Well, I like all this,” said both the Englishmen; “always going down the hill, and yet always merry; it’s worth the money to see it.” So they paid a hundred-weight of gold to the peasant, who, whatever he did, was not scolded but kissed.


Yes, it always pays best when the wife sees and maintains that her husband knows best, and whatever he does is right.


That is a story which I heard when I was a child; and now you have heard it too, and know that “What the old man does is always right.”






(Andersen stories)







Tôi sẽ kể cho bạn một câu chuyện tôi được nghe từ hồi còn nhỏ. Về sau, cứ mỗi lần nhớ đến, tôi lại thấy câu chuyện ấy càng hay hơn và quả thật có những câu chuyện cũng giống như người ta vậy: càng có tuổi thì càng đẹp lão.
Chắc hẳn bạn đã về nông thôn. Chắc bạn đã từng trông thấy đâu đó một túp nhà nông dân cũ kỹ, rất cũ kỹ, mái rạ mọc đầy rêu, cỏ, trên đỉnh nóc nhất định là phải có một tổ cò. Tường thì nghiêng ngả, chỉ có hai hay ba cái cửa sổ thấp lè tè, có khi chỉ có mỗi một cái còn mở ra mở vào được thôi. Bếp lò đắp phình ra ngoài tường như một cái bụng phệ. Một cây hương mộc nhô lên qua hàng rào, xoè cành trên một cái ao, có mấy con vịt đang tắm mát. Con chó bị xích thấy ai đi qua cũng sủa. Dưới mái một túp nhà tương tự như thế có một đôi vợ chồng già: một ông cụ và một bà cụ nông dân. Họ hầu như chẳng có của cải gì trên đời thế mà cũng có một vật thừa: đó là một con ngựa sống bằng cỏ mọc trong rãnh ven đường. Khi ra tỉnh, ông cụ thường cưỡi ngựa, thỉnh thoảng hàng xóm mượn ngựa của cụ và đền bù lại cho ông lão phúc hậu ấy bằng cách giúp cụ cái này cái khác. Nhiều phen cụ nghĩ rằng: tốt hơn hết là đẩy ngựa đi, bán hoặc đem đổi nó lấy một vật gì đó có ích hơn. Nhưng thử tính xem đổi lấy cái gì mới được. - Việc ấy thì còn ai tính toán giỏi bằng ông nữa kia chứ – cụ bà bảo cụ ông thế. Hôm nay là ngày phiên chợ tỉnh đấy. Ông mang ngựa đi bán lấy món tiền hay đổi chác lấy cái gì thì đổi. Ông làm thế nào tôi cũng ưng. Thôi, lên đường đi! Cụ bà quàng cổ cụ ông một cái khăn quàng đẹp và tự tay tết thành hai múi rất đỏm dáng vì bà cụ khéo tay hơn ông cụ. Bà cụ lấy tay vuốt mũi ông cụ, hôn một cái rõ kêu, Rồi ông cụ leo lên ngữa, đem nó đi bán hoặc đổi chác. Bà cụ nghĩ thầm: “Ừ, ông cụ rất thành thạo đấy, chắc chả ai còn lo toàn việc này khéo hơn ông ấy nữa đâu.” Trời nắng gắt, không có lấy một gợn mây. Gió cuốn bụi trên đường cái, đủ các hạng người chen nhau ra tỉnh, kẻ đi xe, người đi ngựa hoặc đi bộ. Ai cũng thấy rất nóng nực. Chẳng đâu có lấy một quán hàng. Giữa đám đông có một người đàn ông đang dắt một con bò cái ra chợ, một con bò cái thuộc vào loại đẹp nhất. Ông cụ nông dân nghĩ thầm: “Sữa nó chắc là tốt lắm đấy! Ngựa mình mà đổi lấy con bò tuyệt đẹp này thì cũng đáng lắm”. Rồi cụ cất cao tiếng gọi: “Ối này, bác đánh bò ơi! Bác có biết tôi định bảo bác cái gì không? Tôi vẫn biết một con ngựa đáng giá hơn một con bò, nhưng cái đó bất thành vấn đề. Tôi nuôi bò cái lợi hơn nuôi ngựa. Bác có muốn đổi bò lấy ngựa tôi không?” - Đổi thì đổi – người đàn ông trả lời – rồi họ trao đổi hai con vật cho nhau. Đổi chác như thế xong, nhẽ ra ông cụ có thể quay về nhà, vì cụ đã đạt được mục đích của chuyến đi. Nhưng vì muốn đi xem chợ phiên nên cụ quyết định cứ đi đến tận nơi, thế là cụ lại tiếp tục đánh bò ra tỉnh. Cụ đi rảo buwosc nên chẳng mấy lúc đã đuổi kịp một gã đang dắt một con cừu, một con cừu có bộ lông dày không mấy khi thấy. Ông cụ nông dân lại tự nhủ: - Mình vẫn mong muốn có một con vật đẹp như thế. Cừu thì chỉ cần gặm cỏ quanh quẩn bờ rào nhà ta là đủ. Chẳng cần phải đi đâu xa kiếm thức ăn cho nó. Đến mùa đông thì cho nó vào buồng, bà lão nhà mình lại có cái vui chơi khuây khoả. Vợ chồng mình có lẽ nuôi cừu hợp hơn là nuôi bò. Cụ bảo anh chàng dắt cừu: - Này anh bạn, có muốn đổi cừu lấy bò không? Gã kia chẳng đợi nói đến lần thứ hai, vội vã dắt bò đi và để cừu lại. Ông cụ lại tiếp tục dắt cừu đi. Bỗng cụ gặp anh chàng từ một con đường nhỏ đi ra, tay ôm một con ngỗng còn sống, một con ngỗng to béo, một con ngỗng chưa ai từng thấy bao giờ, làm cụ cứ ngắm nghĩa mãi. Cụ bèn bảo anh ta: - Anh ôm nặng gớm nhỉ? Ngỗng gì mà lạ kỳ thế? Đến là lắm mỡ, mà lông nó mới đẹp làm sao chứ! Rồi cụ lại ngẫm nghĩ một mình: “Ngỗng này mà về tay mình thì cam đoan là bà lão nhà mình còn có cách vỗ cho nó béo hơn nữa ấy chứ lị. Cơm thừa, canh cặn trút cho nó cả, rồi thì là to phải biết! Mình cứ nhỡ mãi lời bà ấy luôn luôn nói với mình: ‘Ôi chà! Nếu nhà ta có một con ngỗng đem thả lẫn với đàn vịt thì đẹp biết mấy!’ Đây có nhẽ là dịp kiếm được một con, mà con này thì phải bằng hai con khác chứ chẳng chơi đâu! Thử xem sao!”. Rồi cụ lại cất giọng nói to: “Này anh bạn, muốn đổi không? Anh lấy cừu, lão lấy ngỗng. Không phải các anh cho lão đâu, lão còn phải ơn anh là đằng khác nữa.” Anh kia chẳng đợi phải nói đến lần thứ hai và ông cụ nông dân trở thành chủ nhân con ngỗng. Lúc ấy cụ đã ra gần đến tỉnh. Càng ngày lại càng đông, người và vật chen chúc nhau trên đường cái, đi cả xuống rãnh, sát vào bờ rào. Ở cửa ô, người ta chen chúc nhau hỗn độn. Người thu thuế nhập thị có nuôi một con gà mái. Thấy đông người, hắn lấy dây buộc cho nó khỏi xổng đi mất vì hốt hoảng. Gà đậu trên cái rào chắn đường, ngó ngoáy cái đuôi xén cộc, chớp chớp một bên mắt ra bộ ranh mãnh và kêu: Cooc! Cooc! Nó nghĩ gì thế chả biết được. Nhưng ông cụ nông dân trông thấy nó liền phá lên cười, bụng bảo dạ: “Đây mới thật là một con gà mái đẹp nhất, chưa bao giừo mình được trông thấy, nom còn đẹp hơn cả con gà ấp của ông mục sư cơ đấy. Trông nó mới buồn cười làm sao kia chứ! Trời! Mình thích nó quá! Gà là một giống vật nuôi tiện nhất, chả phải trông nom gì cả, tự nó đi nhặt nhanh hột rơi hột vãi mà ăn thôi. Giá mà đổi được ngỗng lấy gà mà lại tuyệt cơ đấy!”. Cụ giơ ngông bảo người thu thuế: - Có đổi không? Hắn đáp: - Đổi à? Thế thì còn gì bằng nữa! Người thu thuế lấy ngỗng, ông cụ nông dân ôm gà đi. Cụ làm nhiều việc dọc đường như thế nên thấy nóng nực và mệt mỏi. Phải tợp một ngụm và chén một miếng gì mới được. Cụ vào hàng ăn. Vừa lúc đó, cậu bồi đi ra, tay xách một túi đầy ắp. Cụ hỏi cậu ta: - Anh xách cái gì thế?
- Một túi táo còi đem cho lợn đây?
- Sao? Táo còi đem cho lợn à? Thật phí phạm quá lắm! Bà lão thân mến nhà tôi quý táo còi lắm đấy nhé! Bà ấy mà được chỗ táo còi này thì sướng biết mấy! Năm ngoái cây táo già gần chuồng ngựa nhà tôi mọc có mỗi một quả: Chúng tôi đặt nó lên chốc tủ và giữ mãi cho đến lúc thối. Bà nó bảo: “Để thế cho nhà cửa lúc nào cũng có vẻ phong lưu”. Bà ấy mà được đầy một túi như thế này thì phải biết. Tôi muốn làm cho bà ấy mừng một mẻ.
Cậu bồi hỏi:
- Thế cụ trả bao nhiêu?
- Bao nhiêu ấy à? Con gà này chứ bao nhiêu! Đủ chưa?
Họ đổi luôn cho nhau, ông cụ vào hàng ăn, đặt túi táo cẩn thận vào cạnh bếp lò. Sau đấy cụ ra quầy bán rượu. Bếp lò đang nóng mà cụ không để ý. Nhà hàng rất đông khách, đầy những lái buôn ngựa, lái bò và có cả hai khách du lịch người Anh nữa. Hai người giàu đến nỗi túi phống lên vì ních đầy tiền vàng. Và sao mà họ thích đánh cuộc đến thế! Đấy rồi cháu xem. Xèo, xèo. Sau bếp lò lại reo lên thế nhỉ? Táo bắt đầu cháy đấy. Một người Anh hỏi:
- Cái gì thế?
- À, táo của tôi đấy. Ông cụ nông dân đáp rồi kể cho người Anh nghe câu chuyện mình đổi ngựa lấy bò cho đến khi lấy táo.
Hai người Anh bảo cụ: - Thế thì phen này về đến nhà bà sẽ đón tiếp ông vui đáo để! Thế nào ông chẳng được một trận! Ông cụ trả lời: - Sao lại một trận? Không, chẳng nói chơi đâu! Bà ấy sẽ ôm hôn tôi và bảo: “Ông già làm gì cũng đúng” cho mà xem. Hai người Anh bảo: - Chúng tôi bảo không đấy, cuộc nào! Ông muốn cuộc bao nhiêu vàng, mười yến hay một tạ cũng được. Ông cụ nông dân đáp: - Một đấu thôi. Tôi chỉ có thể cuộc với các ông đấu táo của tôi thôi, cả tôi và bà nó nhà tôi vào đấy cũng được. Đồng cân đồng lạng rồi đấy, các ngài đã bằng lòng chưa? - Được, bằng lòng, nhận lời! Thế là họ đánh cuộc xong. Người ta đánh xe của ông chủ hàng cơm ra. Hai người Anh leo lên và ông cụ nông dân cũng leo. “Hấp, lên đường!”. Chẳng mấy chốc họ dừng lại trước nếp nhà quê mùa nhỏ bé.
- Chào bà nó thân mến.
- Chào ông nó thân mến.
- Đổi chác xong rồi.
- Ồ! Ông thật thông thạo công việc. Bà lão phúc hậu nói thế rồi ôm hôn ông cụ, chẳng để ý đến túi táo lẫn hai ông khách lạ.
Ông cụ nói tiếp:
- Tôi đã đổi ngựa lấy một con bò cái.
- Đội ơn Thượng Đế! Nhà mình sắp có sữa ăn, lại có cả bơ và pho mát nữa! Đổi như vậy là lời đấy.
- Ừ nhưng sau tôi lại đổi một con bò lấy một con cừu cái.
- Thế thì hơn thật. Nhà mình cũng chỉ vừa đủ để nuôi một con cừu, rồi nó lại có sữa. Tôi mê pho mát làm bằng sữa cừu lắm. Và ngoài ra, tôi lại còn có len để đan các thứ bít tất ngắn dài vừa ấm vừa tốt nữa kia đấy. Bò cái thì chả được như thế. Ông lo liệu tươm tất đấy!
- Chưa xong đâu bà nó ạ, con cừu ấy, tôi lại đổi lấy một con ngỗng.
- Thế thì đến ngày lễ Giáng sinh năm nay ta sẽ có con ngỗng quay đẹp ra trò! Ông già thân mến của tôi ơi! Ông luôn luôn nghĩ ra cách làm cho tôi vui thích nhất. Còn kịp chán! Từ giờ đến lễ Giáng Sinh chúng mình còn đủ thì giờ vỗ cho nó thật béo.
- Không còn ngỗng nữa đâu, tôi đã đem đổi lấy một con gà mái rồi.
Bà cụ đáp:
- Gà mái có giá trị của gà mái chứ! Nó đẻ trứng này, nó ấp này, rồi nở ra khối là gà con, lớn lên thành cả một bầy đầy sân. Cả đời, tôi chỉ mơ có một sân đầy gà vịt thôi.
- Chưa xong đâu, bà già thân mến ạ. Tôi đã đổi gà lấy một túi táo còi.
- Sao? Thật không? Ông chồng thân mến của tôi ơi, thế thì bây giờ tôi phải hôn ông mới được. Ông có muốn tôi kể chuyện xảy ra hôm nay cho ông nghe không? Sớm nay, lúc ông vừa mới đi, tôi đã nghĩ ngay đến chuyện làm một món gì thật ngon để chiều nay ông về chén một bữa. Tôi nghĩ đến trứng đúc với mỡ miếng tẩm xạ hương. Tôi nghĩ mãi, thấy chỉ có thế là ngon hơn cả. Trứng có, mỡ có, nhưng xạ hương thì không. Tôi sang nhà ông hương sự trước cửa, bên ấy có trồng xạ hương và hỏi vợ ông ấy. Ông có biết không, nom mặt bà ấy phúc hậu mà sao lại keo kiệt đến thế! Tôi hỏi vay bà ấy một nắm. Bà ấy trả lời: “Vay ư? Vườn nhà tôi chẳng có gì cả, chẳng có xạ hương cũng chẳng có táo còi”. Đến mai tôi sẽ đem biếu bà ta táo còi vì bà ta không có mà! Bà ta thích thì tôi cho cả túi. Giả miếng thế mới hay! Cho xấu hổ một mẻ! Nghĩ thế tôi đã thấy thích rồi.
Bà cụ quàng tay ôm cổ chồng và hôn chùn chụt như chị vú hôn em bé. Cả hai người Anh cùng nói: - Hay lắm! Tôi rất vừa lòng. Đổi chác mỗi lúc một thiệt như thế mà cũng không mảy may làm bà lão mất vui. Tấm lòng ấy thực đáng thưởng. Họ cho ông cụ nông dân một tạ vàng vì bà cụ đối xử với ông chồng rất vui vẻ sau chuyện đổi chác như thế, và ông cụ còn giàu hơn gấp mười lần, gấp ba mươi lần bán ngựa. Đó là câu chuyện tôi được nghe kể hồi còn bé. Tôi thấy nó đầy ý nghĩa. Bây giờ bạn cũng đã biết câu chuyện ấy và đừng bao giờ quên là: “Ông già làm gì cũng đúng!”

3 nhận xét:

  1. Ôi vợ!.... ặc ặc ặc....hè..hè..hè..
    Người chẳng vì ta, ta vẫn vì người : ấy là đau khổ.
    Ta vì người, vì ta luôn nghĩ đến người : ấy là hạnh phúc.

    Trả lờiXóa
  2. bài nhiều chữ nhưng chữ lại nhỏ quá chị a ơi, phóng to lên để đọc, nhưng vậy hơi mệt, ^^'

    Trả lờiXóa
  3. Chịu thôi em Vịt ơi... Chuyện này chị copy không sửa font được... Cố gắng tí nhé... hì hì... Thử đọc chuyện khác đi...

    Trả lờiXóa