Thứ Tư, 12 tháng 9, 2012

DR THAI DUY BAO

Khẳng định nguồn gốc Việt bằng tiếng mẹ đẻ

“Tiếng Việt vẫn phát triển trong giới trẻ gốc Việt tại Australia, dù tiếng Anh được sử dụng nhiều hơn”, TS Thái Duy Bảo (ĐH Quốc gia Australia) khẳng định khi trao đổi với TS hôm 30/11.

Trong chính sách đa ngôn ngữ, chính phủ Australia xếp tiếng Việt là một trong 14 ngôn ngữ chủ đạo, đưa vào giảng dạy tại bậc phổ thông và học sinh có thể thi tiếng Việt như là một môn thi tốt nghiệp. Trong cộng đồng, phong trào học tiếng Việt khá sôi nổi với các lớp dạy tiếng Việt do các cộng đồng tự tổ chức vào cuối tuần và tiếng Việt được xem là con đường lưu giữ văn hoá dân tộc. Các gia đình gốc Việt tuỳ điều kiện sử dụng tiếng Việt nhiều hoặc ít nhưng nhìn chung cha mẹ vẫn muốn con cái nói tiếng Việt mặc dù tiếng Anh vẫn là ngôn ngữ chính.

- Thế hệ trẻ gốc Việt nghĩ gì về tiếng mẹ đẻ, thưa TS?

- Trong thời gian gần đây, dường như trong giới trẻ gốc Việt có khuynh hướng tự thân khẳng định xuất xứ của mình nên mặc dù rất “Ozie” nhưng họ vẫn muốn khẳng định bản thân mình là gốc Việt. Nhiều sinh viên gốc Việt thế hệ thứ hai mặc dù không nói được tiếng Việt nhưng họ vẫn khẳng định tiếng Việt không mất đi. Tìm về cội nguồn và có thể nói chuyện với ông, bà bằng tiếng Việt chính là động cơ học tiếng Việt của nhiều thanh thiếu niên gốc Việt.
Bản thân người Việt rất tôn trọng nhưng giá trị văn hoá cốt lõi như kính trên nhường dưới, cấu  kết gia đình và khi thế hệ trẻ gốc Việt muốn tự khẳng định mình thì nhu cầu học tiếng Việt là tự thân. Như vậy, tiếng Việt vẫn phát triển trong cộng đồng cho dù giới trẻ sử dụng nhiều tiếng Anh hơn và cho thấy họ không hề lãng quên bản sắc dân tộc của mình. Thực tế cho thấy nhiều em do hoàn cảnh cụ thể không biết tiếng Việt và chính lúc đó tiếng Anh lại trở thành phương tiện giúp cộng đồng lôi kéo các em tham gia.

- Phương pháp dạy và học tiếng Việt có tác động thế nào đến gìn giữ bản sắc dân tộc?

- Thực tế hiện giáo trình dạy tiếng Việt trong các cộng đồng đều tự soạn và có nhiều điểm khác so với giáo trình chính thống. Ngoài ra, tiếng Việt ở cộng đồng có hiện tượng chuyển ngữ, chuyển mã vay mượn từ ngữ ở các cấp độ khác nhau. Sự vay mượn này rất đa tầng, đa dạng làm cho ngôn ngữ linh hoạt hơn, dễ đi vào cuộc sống và nên coi đây là những biến thể xã hội của ngôn ngữ tiếng Việt.

Đối với giáo trình dạy tiếng Việt, có thể nói rất khó có một giáo trình chung cho tất cả các đối tượng học tiếng Việt ở các nước. Việc biên soạn giáo trình cần tính toán đến các yếu tố chính trị - xã hội từng khu vực, nhu cầu cụ thể của các nhóm đối tượng, cũng như đặc điểm tâm lý ngôn ngữ và thói quen học tập của họ.  Cần phối hợp giữa giới chuyên gia ngôn ngữ cả trong và ngoài nước trong khâu biên soạn để đáp ứng những yếu tố trên, cũng như tạo ra sự giao lưu trao đổi kinh nghiệm, học thuật giữa các chuyên gia Việt ngữ trong và ngoài nước và giữa các nước.

- Xin cám ơn tiến sĩ!
Việt Báo (Theo Tầm nhìn/Báo ĐV)



Tình cờ gặp thầy giáo hướng dẫn tôi thời Đại Học Sư Phạm Đà Nẵng - TS Thái Duy Bảo. Thầy đã từng là tấm gương để tôi phấn đấu thành người tài giỏi. Chỉ tiếc là tôi chẳng được tài giỏi như các thầy cô giáo và chính tôi đã từng mong muốn. Tôi chỉ là người được được, và thôi thế là cũng được rồi. ;)))))
(Ảnh chụp ngày Mar 1 2012 tại Indochina Tower - Đà Nẵng)

1 nhận xét:

  1. Một thời khắc khó quên nhỉ? Nên luôn mang theo điện thoại bên mình... hihihi

    Trả lờiXóa